Phiên tòa an ninh bắt đầu từ 8h50 sáng. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là ông Trương Việt Toàn – Phó Chánh tòa Hình sự. Có 8 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo.
Các bị cáo tại phiên xử sáng nay
Từ sáng sớm, các bị cáo đã được dẫn giải đến tòa. Tuy nhiên, phiên tòa diễn ra khá muộn. Bên ngoài, an ninh được siết chặt. Đối với người nhà các bị cáo và những người liên quan, chỉ những ai có giấy triệu tập của tòa mới được vào trong.
An ninh được siết chặt. Đối với người nhà các bị cáo và những người liên quan, chỉ những người có giấy triệu tập của tòa mới được vào trong
Các phóng viên được tác nghiệp tại phiên tòa phải đăng ký từ trước, có thẻ dự riêng và ngồi theo dõi phiên toà qua màn hình tivi ở một phòng khác.
Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN Trần Quốc Đông. Ảnh: Tiền phong
6 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 3, Điều 281 Bộ luật Hình sự, gồm: Phạm Hải Bằng (SN 1969, nguyên Phó Giám đốc BQL các dự án đường sắt (RPMU) – Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam), Nguyễn Nam Thái (SN 1977, nguyên Trưởng phòng Dự án 3 – RPMU), Trần Văn Lục (SN 1958, nguyên Giám đốc RPMU); Trần Quốc Đông (SN 1964, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc RPMU), Nguyễn Văn Hiếu (SN 1962, nguyên Giám đốc RPMU) và Phạm Quang Duy (SN 1975, nguyên Phó Giám đốc RPMU).
Theo cáo trạng truy tố, ngày 31/810/2008, Bộ Giao thông vận tải có Quyết định về việc phê duyệt Dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến số 1 (giai đoạn 1). Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) giao nhiệm vụ đại diện Chủ đầu tư quản lý dự án này cho Ban quản lý các Dự án đường sắt Việt Nam (RPMU). Đầu năm 2009, RPMU có Quyết định thành lập Tổ dự án tuyến số 1 do Phạm Hải Bằng – Phó Giám đốc RPMU – làm Chủ nhiệm dự án; Nguyễn Nam Thái – Phó Trưởng phòng Dự án – làm chuyên viên kỹ thuật dự án.
Ngày 9/9/2009, VNR ký Hợp đồng dịch vụ tư vấn kỹ thuật dự án tuyến số 01 với Liên danh JKT do JTC đứng đầu. Sau khi hợp đồng được ký kết, JKT bắt đầu triển khai công việc từ 1/10/2009. Do tăng khối lượng công việc thiết kế cơ bản và thiết kế kỹ thuật, nhà thầu JKT đã nghiên cứu đề xuất thay đổi một số thông số và nội dung của dự án để phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Hợp đồng điều chỉnh giá trị hợp đồng tư vấn được ký sau đó đã tăng so với giá hợp đồng gốc 7,68% (tương đương hơn 700 triệu Yên Nhật và gần 85 tỷ đồng Việt Nam).
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Phạm Hải Bằng với tư cách Giám đốc RPMU nêu khó khăn của RPMU về chi phí triển khai thực hiện dự án, đã được đại diện JTC đồng ý hỗ trợ khoảng 11 tỷ đồng. Số tiền này, các bị can sử dụng vào các hoạt động liên quan đến dự án như chi phí tổ chức lễ ký kết hợp đồng, hội họp, tiếp khách, đi lại, lễ tết, làm ngoài giờ. Ngoài ra, các bị can còn sử dụng chi hỗ trợ Phòng 3 đi nghỉ mát, hỗ trợ hoạt động Công đoàn, Đoàn Thanh niên, phu nu… để vụ lợi cho tập thể, trong đó có quyền lợi cá nhân.
Việc nhà thầu JTC chi tiền ngoài hợp đồng cho RPMU đã bị các cơ quan tố tụng Nhật Bản khởi tố, xử lý về hành vi vi phạm Luật cạnh tranh không công bằng và kiến nghị Việt Nam xác minh làm rõ hành vi của các cán bộ RPMU.
Cáo trạng xác định, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thỏa thuận nhà thầu JTC chi tiền ngoài hợp đồng của Phạm Hải Bằng và Nguyễn Nam Thái để sử dụng đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay ODA.
Các bị can Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu và Phạm Quang Duy biết việc nhận tiền từ nhà thầu JTC của Phạm Hải Bằng và Nguyễn Nam Thái, đồng tình để sự việc diễn ra trong thời gian dài tại RPMU.
Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/10.
Đón đọc cách tính ngày rụng trứng